Câu chuyện Bphone và văn hóa chê của người Việt

18-04-2024

Văn hóa chê của người Việt tưởng chừng chỉ là thói xấu trong tính cách, nhưng hệ lụy phát sinh lại làm cho xã hội kém phát triển.

bphoen

Ông Nguyễn Tử Quảng giới thiệu sản phẩm Bphone

Hơn một tuần qua, cộng đồng mạng lẫn giới báo chí dậy sóng vì một sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Việt Nam, của công ty Việt Nam dược giới thiệu ra thị trường. 

Đáng buồn la thay vì có những khích lệ để tôn vinh họn, động viên họ đã dày công nghiên cứu đưa sản phẩm ra thị trường thì một số người tìm đủ mọi lỗi để bới móc, đoán định, thậm chí quy chụp và " dìm hàng" hãng sản xuất.

Nhiều người lắc đầu ngao ngán: với thói đố kỵ, thích "dìm hàng" của một bộ phận người Việt, chính chúng ta đang " giết chết" sự sáng tạo của chúng ta. Thật sự cũng thấy buồn khi đọc những tin bài, những ý kiến, comment trái chiều về Bphone.

Rất nhiều người nhìn nhận một sự việc bằng cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí, quá khắt khe trong việc công nhận khả năng hay thành công của người khác. không bao giờ khen nổi ai một câu mà phải chê trước cho " không ngóc đầu lên nổi" là một thói quen của các "anh hùng bàn phím".

Đáng buồn hơn là những bài viết mang tính chất dìm hàng sản phẩm Việt Nam này được khá nhiều báo chính thống tải. Nếu chúng ta so sánh cách đưa tin hãng Apple hay Oppo ra mắt được các hãng truyền thông trong nước ưu ái như thế nào với cách đưa tin mổ xẻ, đua nhau " bới lông tìm vết" và đưa ra những kết luận rất hùng hồn về những yếu điểm của sản phẩm này dù nó chưa cả được đưa ra thị trường cho thấy mới đáng thương các sản phẩm " Made in Viet Nam".

Qua đây, chúng ta nhớ tới sự kiện chàng trai công nghệ thông tin Nguyễn Hà Đông " gây sốt" với những người trên game trên toàn thế giới với sản phẩm game Flappy Bird. Ngay lập tức người Việt Nam, không ai khác, chính người Việt Nam đua nhau bới móc chàng trai và game của cậu ta, khiến Nguyễn hà Đông phải gỡ phần mềm game này  trên App Store và Google Play vì không chịu đựng được "búa rìu dư luận".

Văn hóa chê của người Việt tưởng chừng chỉ là thói xấu trong tính cách, nhưng hệ lụy phát sinh lại làm cho xã hội kém phát triển nếu cứ để văn hóa chê này ở trong mọi mặt đời sống cộng đồng. Chính văn hóa chê một cách thái quá đang làm thui chột đi những sáng tạo, sáng kiến.

Theo nhà báo Việt Văn, chê là một hình thức phản biện, có thể xem như một hành động tích cực, để cho mọi sự hoàn hảo hơn, nhưng chê phải cho đúng, nếu quá đà thì thành thói xấu, thành bệnh di căn. "vạch lá tìm sâu", "dìm hàng" nhau đã gần như thành một thứ văn hóa định kiến, văn hóa chê bai không từ bất cứa cái gì của Việt Nam. Nó là sự biến tướng của đố kỵ, ganh ghét, ích kỷ... Không hài lòng bất kỳ điều gì, không muốn thừa nhận ai, không muốn ai hơn mình, mà chỉ thích phê phán, phê khồn được thì tìm cách dìm, thể hiện cái " tôi" hẹp hòi, thiển cận.

Con người luôn kháo khát sáng tạo và muốn sáng tạo thì phải khác biệt. Và khi khác biệt đó rất vần sự động viên, khích lệ để phát triển. Nhưng thật buồn khi nhiều sáng tạo bị tìm cách phủ nhận, tiêu diệt ngay khi nó vừa phát lộ ở xứ ta. Có người than rằng: tiếc cho sản phẩm được tạo ra ở Việt Nam, giá như ở nước ngoài thì đã khác. chính lời than này tôi đã liên tưởng giữa tính đố kỵ ghen ghét của người Việt với tính "sính ngoại của họ". Tưởng là không liên quan nhưng lại hoàn toàn có. Chính một phần tâm lý thích hàng ngoại, thích sự nổi trội mà hoài nghi hoàng nội. rồi từ hoài nghi đến ganh ghét và căn bệnh đó cứ ngấm dần, ngấm dần.

vậy làm gì để thay đổi quan niệm "Bụt chùa nhà không thiêng". Ai cũng kêu nhà nước, cơ quan chức năng tạo điều kiện để hàng Việt cất cánh, nhưng qa những sự việc vừa rồi cho thấy, có mấy ai đã đạt câu hỏi cho chính mình rằng: mình phải làm gì để hàng Việt cất "cánh". Hãy bắt đầu từ lời nói và hành động nhỏ.

Liên hệ với các nước láng giềng cho thấy, từ những người dân cho tói lãnh đạo cấp cao, họ luôn trân trọng những hàng hóa do doanh nghiệp họ làm ra. Chắc hẳn mọi người còn nhớ tổng thống Nga Putin khi đến dự diễn đàn APEC tại Trung Quốc đã không quên cầm theo sản phẩm smatphone thế hệ mới do doanh nghiêp Nga sản xuất tặng cho chủ tịch nước chủ nhà, hay các vị nguyên thủ tướng nước ta tặng quà cho nguyên thủ các nước trong chuyến du công nước ngoài: đó có thể sản phẩm cà phê của tập đoàn Trung Nguyên, là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề nổi tiếng.

Dưới góc nhìn khác, nhà báo Dương Tấn Sang, báo SGGP - người trực tiếp dự sự kiện truyền thông ra mắt Bphone, ch rằng: "Nếu nhà sản xuất không quá "nổ" rằng tốt nhất thế giới, không thể tin được thì sẽ không có quá nhiều ý kiến tranh cãi. Nếu như thay vào đó nói rằng, chúng tôi rất tâm huyết vào sản phẩm và mong người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận, người Việt Nam ủng hộ hàng Việt Nam và nhận mọi lời góp ý để hướng đến sản phẩm tốt thì sẽ là điều kiện tuyệt vời".

Đồng tình quan điểm này nhưng nhà báo Trung Tuyến của đài tiếng nói Việt Nam cho rằng, biết đâu, chính đây lại là "một bài truyền thông" của nhà sản xuất với quan điểm thích hay chê đểu không quá quan trọng, quan trọng là nhiều người biết tới sản phẩm của mình. Bởi chính những "mỹ từ" mà nhà sản xuất đưa ra như: sản phẩm tốt nhất thế giới!, không thể tin nổi!... mới "gây bão" trên mạng xã hội và truyền thông những ngày qua. 

Hồ Điệp - Thanh Trường - VOV1 (Đài TNVN)

HOTLINE: 0906 308 380